Tại Việt Nam, câu hỏi “nhà thông minh là gì? Hay Smart home là gì?” được định hình từ khoảng những năm 2012 trở lại đây. Hiện nay, cũng có rất ít khái niệm chính xác về khái niệm này. Trong những năm gần đây, Smart home – nhà thông minh, Công nghệ 4.0 hay “Vạn vật kết nối” không còn là những “thuật ngữ” xa lạ mà đã dần len lỏi trở thành một phần trong cuộc sống của chúng ta. Không chỉ trên thế giới mà ngay tại Việt Nam, thị trường nhà thông minh Smart home đã và đang bước vào thời kỳ sôi động hơn bao giờ hết.
Nhà thông minh là gì?
Đã bao giờ bạn đột nhiên tự hỏi “Không biết trước khi ra khỏi nhà mình đã tắt điện khóa cửa chưa?”. Đối với nhiều người, câu hỏi này thậm chí sẽ luôn thường trực trong suốt ngày làm việc. Nhà thông minh Smart home ra đời để giúp bạn giải quyết những nỗi lo đời thường như thế. Với hệ thống nhà thông minh, bây giờ bạn chỉ cần mở Smartphone lên và kiểm tra là sẽ biết được hệ thống điện, rèm, đã được đóng, cửa đã được khóa hay chưa.
Theo nguồn WiseGeek, một ngôi nhà thông minh có thể được coi là “thông minh” bởi hệ thống máy tính có thể theo dõi được nhiều khía cạnh cuộc sống thường ngày như điều khiển hệ thống chiếu sáng thông minh từ xa có thể tiết kiệm điện hay điều chỉnh mức sáng của một bóng đèn phù hợp với khung cảnh của căn phòng, hay ánh sáng nhẹ cho giờ xem tivi, hoặc ánh sáng có mức sáng lớn hơn để đọc sách và làm việc.
Theo các chuyên gia định nghĩa, nhà thông minh là ngôi nhà được trang bị các thiết bị thông minh có khả năng kết nối với nhau thông qua mạng truyền thông và tự động phản ứng lại với các mệnh lệnh của chủ nhà được gửi từ Smartphone hay bằng giọng nói. Bên cạnh đó, các thiết bị thông minh còn có thể cho phép người dùng lập trình để tạo ra những kịch bản khác nhau phù hợp với từng mục đích và ngữ cảnh. Nói một cách ngắn gọn hơn, đó là việc các thiết bị thông minh “nói chuyện với nhau” để tạo nên một kịch bản sống và triển khai kịch bản đó theo mệnh lệnh của chủ nhà.
Việc giải trí tại nhà trở nên dễ dàng và tiện nghi hơn với nhà thông minh
Theo giải pháp nhà thông minh Lumi thì Nhà thông minh được định nghĩa: “Nhà thông minh là một bộ giải pháp giúp khách hàng điều khiển các thiết bị điện trong nhà như hệ thống đèn chiếu sáng, điều hòa, bình nóng lạnh, tivi,… thông qua phần mềm tích hợp trên điện thoại di động hoặc qua chính giọng nói của gia chủ.” (Trích cuộc phỏng vấn của Lumi với Cafebiz).
Hiện nay, đồng hành cùng những bước tiến mới trong công nghệ 4.0, giải pháp của Lumi đã có thể điều khiển ngôi nhà bằng giọng nói tiếng Việt, qua trợ lý ảo google Assistiant. Thông qua thiết bị loa Google Home hoặc trên smartphone, máy tính bảng. Với câu lệnh đơn giản “Ok Google, Bật đèn” là trong nháy mắt, hệ thống đèn sẽ được bật lên. Tương tự với rèm và bình nóng lạnh cũng có thể điều khiển theo cách như vậy.
Điều khiển rèm qua điện thoại – Một trong những giải pháp của nhà thông minh Lumi
Với sự phát triển của nhà thông minh hiện nay, khi được sống trong một ngôi nhà thông minh thì bạn đã sở hữu trọn bộ tiện ích như:
– Bật/ tắt và điều chỉnh hệ thống đèn chiếu sáng trong nhà bằng những chạm nhẹ trên Smartphone mọi lúc, mọi nơi.
– Điều khiển đóng/ mở rèm cửa từ xa hoặc cài đặt hệ thống rèm theo thói quen của gia đình, ví dụ mở rèm vào lúc 6h00 và tự động đóng lại vào 19h00.
– Hẹn giờ Bật TV, mở điều hòa, bình nóng lạnh bằng cách ra lệnh bằng giọng nói.
– Tùy chỉnh hệ thống âm thanh và ánh sáng theo từng mục đích, với sự hỗ trợ của đèn LED 16 triệu màu sắc cho phép chủ nhà tạo ra những bữa tiệc vui vẻ cùng hòa âm ánh sáng đã tai đã mắt.
– Thiết lập hệ thống an ninh đa lớp toàn diện giúp bảo vệ ngôi nhà khi gia chủ vắng nhà hoặc những xâm nhập bất thường.
Cùng xem cách nhà Xuân Bắc chống trộm như thế nào nhé:
Lịch sử phát triển của smarthome
Nhà thông minh ra đời là kết quả tất yếu của cuộc cách mạng công nghệ và là minh chứng rõ ràng nhất về việc công nghệ đã bắt kịp và thậm chí đáp ứng trên kỳ vọng của con người. Ý tưởng về một ngôi nhà thông minh đã được nhen nhóm từ những năm cuối thế kỷ 20, tuy nhiên tới năm 1975, nhà thông minh mới được hiện thực bước đầu với công nghệ X10 của một công ty tại Scotland, cho phép các thiết bị “nói chuyện” với nhau thông qua đường dây điện. Tuy nhiên khi đưa vào sử dụng, sản phẩm này bộc lộ nhiều yếu điểm trong việc nhận diện đúng yêu cầu của chủ nhà.
Nhà thông minh sử dụng mạng truyền thông không dây như Zigbee hay Zwave được ra đời với nhiều ưu việt, cùng sự phát triển của Internet đã mở ra một kỷ nguyên mới cho những nghiên cứu và sáng tạo mang tính đột phá giúp tạo lập một cuộc sống tiện nghi vượt trội.
Xu hướng tăng trưởng thị trường nhà thông minh
Cùng với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, trí tuệ nhân tạo Ai hay xu hướng ứng dụng IoT – Vạn vật kết nối khiến các thiết bị thông thường trở nên thông minh hơn hơn, cuộc sống tiện nghi một cách “tự động hóa” chưa bao giờ nằm trong tầm với như hiện tại.
Theo số liệu báo của của Zion Market Research, xét trên phạm vi toàn cầu năm 2016, thị trường nhà thông minh đạt mức giá trị vào khoảng 24,10 tỷ USD. Không chỉ dừng lại ở đó, con số này được dự báo sẽ chạm ngưỡng 53,45 tỷ USD vào 2022, đạt mức tăng trưởng bình quân 14.5%/ năm.
Tại Việt Nam, Statista thống kê cho thấy thị trường nhà thông minh đã đạt doanh thu khoảng 45tr USD vào tháng 4/2018. Con số này sẽ còn tiếp tục tăng lên và thậm chí có thể chạm tới 319tr USD đến năm 2012 với tỷ lệ tăng trưởng kép (CAGR) là 67%/ năm. Các chuyên gia còn nhận định, thị trường nhà thông minh tại Việt Nam có tiềm năng lớn hơn cả những thị trường như Thái Lan trong thời gian sắp tới.
Thị trường nhà thông minh màu mỡ như vậy nhưng các hãng smarthome cũng cạnh tranh với nhau vô cùng khốc liệt. Ở Việt Nam có nhiều thương hiệu trong cũng như ngoài nước phát triển vô cùng mạnh mẽ. Các hãng đòi hỏi phải luôn phát triển các giải pháp ngày càng thông minh, tiện dụng hơn để có thể cạnh tranh tại thị trường này
.
Nhà thông minh hoạt động như thế nào?
Nhà thông minh hoạt động như thế nào là câu hỏi nhiều người thắc mắc. Với công nghệ ngày càng phát triển, Internet Of Things đang trong thời kỳ phát triển mạnh mẽ. Đây là nền tảng cho sự phát triển của nhà thông minh. Để ngôi nhà thông minh có thể hoạt động, các thiết bị cần được kết nối với nhau qua một giao thức (protocol), hay được ví như “ngôn ngữ” của các thiết bị. Các thiết bị thông minh trong smarthome có thể được giao tiếp với nhau bằng một chuẩn ngôn ngữ riêng biệt cho từng hệ thống. Chủ nhà sẽ ra lệnh thông qua smartphone, qua các công cụ điều khiển bằng giọng nói… Hiện nay, Zigbee và Z-Wave là hai giao thức truyền thông smarthome phổ biến nhất.
Nhà thông minh không phải là các thiết bị và ứng dụng riêng biệt, chúng làm việc cùng nhau để tạo ra một mạng lưới có thể điều khiển từ xa. Chủ nhà điều khiển tất cả các thiết bị được kiểm soát bởi một bộ điều khiển trung tâm tự động. Bộ phận này là một thiết bị phần cứng hoạt động như điểm trung tâm của hệ thống nhà thông minh có thể thu thập, xử lý dữ liệu và truyền thông không dây. Nó kết hợp tất cả các ứng dụng riêng lẻ vào một ứng dụng smarthome duy nhất có thể được kiểm soát từ xa bởi chủ nhà. Ví dụ như của Lumi thì là điều khiển trung tâm (HC).
Ngoài ra, hệ thống nhà thông minh còn có tiện ích đi kèm như cảm biến độ ẩm, cảm biến ánh sáng, nhiệt độ… Các tiện ích này đều được tích hợp trên các thiết bị điện thông minh sẽ thông báo cho bạn mọi lúc mọi nơi để bạn có thể kiểm soát được các yếu tố môi trường trong ngôi nhà và thông quá đó có thể điều chỉnh các thiết bị thông minh làm sao cho đảm bảo các yếu tố môi trường luôn được kiểm soát để dễ chịu nhất và đảm bảo sức khỏe.
Ngày nay, trí tuệ nhân tạo (AI) và Machine learning ngày càng phát triển. Các nhà phát triển nhà thông minh cũng đã tích hợp được công nghệ mới này vào hệ thống nhà thông minh. Ví dụ như, điều khiển giọng nói qua các app trở nên dễ dàng hơn. Lumi là đơn vị smarthome đầu tiên tại Việt Nam có thể điều khiển qua Siri, Google Assistant, Echo dot…
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Hotline: 0904.665.965
Trụ sở chính: 38 Đỗ Đức Dục, Nam Từ Liêm, Hà Nội